Thực ra, với người Huế, bánh bột lọc vốn đơn giản chỉ là thức quà, được các mệ, các o chế biến thành một món ngon làm đẹp lòng chồng con, xóm giềng, bè bạn... Thế nhưng, nhờ đôi bàn tay khéo léo, cách chế biến riêng mà từ lâu bánh bột lọc đã tồn tại song song với các đặc sản “thương hiệu”. Nhiều khách du lịch, sau khi đã rong ruổi từng con phố hay thả hồn bên dòng sông Hương phải tìm bằng được góc phố bán bánh bột lọc để được vừa nghỉ chân, vừa thưởng thức rồi râm ran đôi ba câu chuyện.
Cũng được làm từ bột sắn, tôm... nhưng cầu kỳ từ việc chọn nguyên liệu cho đến hấp bánh nên bánh bột lọc ở Huế có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Chẳng thế mà dẫu không khoe mùi, tỏa hương như bánh canh, bánh khoái… chỉ tới khi bóc lớp lá bên ngoài, đặt chiếc bánh nho nhỏ, xinh xinh lên đĩa và nếm thử, thực khách mới thật sự ngỡ ngàng. Mùi thơm thân thuộc của bột sắn, vị ngọt của tôm đã thấm đậm gia vị khiến ai từng một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi.
Bột dùng làm bánh là thứ bột được làm từ những củ sắn vừa mới thu hoạch về, có như vậy bánh mới thơm, không bị chua. Tôm để làm nhân bánh được chọn loại tươi nguyên, đậm đà vị phù sa của đồng ruộng. Tôm mang về cắt bỏ đầu, đuôi, ướp qua một ít muối, tiêu, đường. Đợi mươi phút cho tôm thấm gia vị, sau đó cho tôm vào rang săn lại, thêm chút đường để vỏ tôm được giòn và có màu đẹp.
Khâu nhồi bột là yếu tố quyết định, vì vậy, người làm bánh xứ Huế xem đây là thao tác công phu nhất. Người ta cho bột sắn vào nồi, chế thêm nước theo tỷ lệ phù hợp, thêm một ít muối và dầu ăn. Trộn hỗn hợp cho thật đều và bắc lên bếp, đến khi cảm thấy nồi bột bắt đầu đặc lại thì nhanh tay nhấc xuống, tiếp tục quết đều để bột mịn và nguội hơn. Phải quết bột thật kỹ, nếu không hỗn hợp bột sẽ bị lợm cợm, lớp vỏ bánh bên ngoài khi thành phẩm sẽ không mịn màng.
Khâu tạo hình và gói bánh cũng khá quan trọng. Người ta chọn lá chuối để gói bánh. Người gói bánh phải đảm bảo bánh gói cho nhanh, cho khéo. Lá chuối rửa sạch, xé ra từng miếng, để ráo. Hơ lá trên lửa trước khi quét xíu dầu phộng, múc từng phần nhỏ bột đặt vào giữa lá, dùng tay dần mỏng bột, đặt tôm vào giữa, dần bột nối các góc và mép bột lại, gấp hai mép lá chồng lên nhau, bẻ hai đầu xuống dưới. Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm. Cuối cùng nhẹ nhàng xếp những chiếc bánh bột lọc xinh xinh vào nồi hấp cách thủy, chừng 15 phút là bánh chín.
Món bánh bột lọc bây giờ phổ biến ở nhiều nơi, nhưng có lẽ, nếu bạn đã từng thưởng thức bánh bột lọc ở Huế, dù chỉ một lần thôi, chắc chắn sẽ không bao giờ quên được hương vị đậm đà vừa mang nét thanh tao nhưng cũng mộc mạc chân chất tình quê.
Cũng được làm từ bột sắn, tôm... nhưng cầu kỳ từ việc chọn nguyên liệu cho đến hấp bánh nên bánh bột lọc ở Huế có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Chẳng thế mà dẫu không khoe mùi, tỏa hương như bánh canh, bánh khoái… chỉ tới khi bóc lớp lá bên ngoài, đặt chiếc bánh nho nhỏ, xinh xinh lên đĩa và nếm thử, thực khách mới thật sự ngỡ ngàng. Mùi thơm thân thuộc của bột sắn, vị ngọt của tôm đã thấm đậm gia vị khiến ai từng một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi.
Bột dùng làm bánh là thứ bột được làm từ những củ sắn vừa mới thu hoạch về, có như vậy bánh mới thơm, không bị chua. Tôm để làm nhân bánh được chọn loại tươi nguyên, đậm đà vị phù sa của đồng ruộng. Tôm mang về cắt bỏ đầu, đuôi, ướp qua một ít muối, tiêu, đường. Đợi mươi phút cho tôm thấm gia vị, sau đó cho tôm vào rang săn lại, thêm chút đường để vỏ tôm được giòn và có màu đẹp.
Khâu nhồi bột là yếu tố quyết định, vì vậy, người làm bánh xứ Huế xem đây là thao tác công phu nhất. Người ta cho bột sắn vào nồi, chế thêm nước theo tỷ lệ phù hợp, thêm một ít muối và dầu ăn. Trộn hỗn hợp cho thật đều và bắc lên bếp, đến khi cảm thấy nồi bột bắt đầu đặc lại thì nhanh tay nhấc xuống, tiếp tục quết đều để bột mịn và nguội hơn. Phải quết bột thật kỹ, nếu không hỗn hợp bột sẽ bị lợm cợm, lớp vỏ bánh bên ngoài khi thành phẩm sẽ không mịn màng.
Khâu tạo hình và gói bánh cũng khá quan trọng. Người ta chọn lá chuối để gói bánh. Người gói bánh phải đảm bảo bánh gói cho nhanh, cho khéo. Lá chuối rửa sạch, xé ra từng miếng, để ráo. Hơ lá trên lửa trước khi quét xíu dầu phộng, múc từng phần nhỏ bột đặt vào giữa lá, dùng tay dần mỏng bột, đặt tôm vào giữa, dần bột nối các góc và mép bột lại, gấp hai mép lá chồng lên nhau, bẻ hai đầu xuống dưới. Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm. Cuối cùng nhẹ nhàng xếp những chiếc bánh bột lọc xinh xinh vào nồi hấp cách thủy, chừng 15 phút là bánh chín.
Món bánh bột lọc bây giờ phổ biến ở nhiều nơi, nhưng có lẽ, nếu bạn đã từng thưởng thức bánh bột lọc ở Huế, dù chỉ một lần thôi, chắc chắn sẽ không bao giờ quên được hương vị đậm đà vừa mang nét thanh tao nhưng cũng mộc mạc chân chất tình quê.
Thanh Ly
0 nhận xét:
Đăng nhận xét